BS Phan Quý Nam - Đi Du Lịch Với Trẻ Em

Đi du lịch chung cả nhà thật thú vị tuy nhiên khi có trẻ em đi cùng cần chuẩn bị thêm một số việc vì trẻ mau mệt hơn, dễ bị chấn thương hơn, dễ mắc bệnh hơn, ít có thể nhịn đói lâu, mau chán, có thể cảm thấy không yên tâm trong môi truờng lạ.



LÊN KẾ HOẠCH

Khi đi du lịch sinh hoạt thường ngày của trẻ bị xáo trộn nên trẻ có thể bị mệt hay quá tải do đó không nên hoạch định quá nhiều sinh hoạt trong một ngày. Nếu được nên khởi hành vào thời gian ngủ của trẻ.
Trẻ không thích tù túng quá lâu nên phải hoạch định những chỗ nghỉ chân để trẻ có thể chạy nhảy thỏa thích trước khi phải gò bó trở lại.

CHUẨN BỊ ĐỒ ĐẠC

Nên viết danh sách các thứ cần mang, chuẩn bị vòng ghi tên đeo vào cổ tay cho trẻ trên đó ghi số điện thoại di động bằng bút không thấm nước.

1. Túi thuốc

Túi thuốc nên gồm những thứ sau, mang theo mình chứ không nên để trong hành lý.

Thuốc giảm đauThuốc chống ngứaCác thuốc ghi toaGạc khử trùng
Thuốc bôi chứa kháng sinhThuốc chống say tàu xeXà bông rửa tay hay gel cồn 60%Thuốc sát trùng ngoài da
Thuốc tiêu chảyThuốc chống muỗiKem chống nắngChén rửa mắt, thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhuận trườngThuốc chống dị ứngBăng cá nhân nhiều kích cỡNhiệt kế
Thuốc tiêuThuốc hoBông gònTúi chườm đá

2. Túi riêng cho trẻ

Trẻ lớn một chút thích có túi riêng. Nên khuyến khích trẻ tham gia chuẩn bị đồ đạc. Nếu đi đông người các đồ dùng của trẻ nên dán tên hay ghi bằng bút không thấm nước. Không nên mua quần áo mới quá nhiều vì trẻ cảm thấy yên tâm hơn với những đồ cũ.

  • Đồ chơi, bút chì màu, sách tô màu…ưu tiên cho các thứ ít tốn chỗ, giữ được sự chú ý lâu, có thể dùng lại.

  • Chuẩn bị một số đồ chơi mới để khi trẻ chán chơi đồ cũ có thể đem ra đồ mới.

  • Quần áo và đồ dùng quen thuộc của trẻ (tã, núm vú, bình sữa, khăn ăn, tấm trải, mền...).

  • Mũ và kiếng mát

  • Dây cột tóc

  • Dép để trẻ không giẫm phải những thứ có thể cứa chân hay cát nóng

  • Túi xốp để để quần áo dơ hay ướt.

  • Kiếng dự trữ nếu trẻ cận thị.
3. Thức ăn

Nên mang theo nhiều thức ăn sẵn (sữa hộp, thức ăn sáng đóng hộp...) và nhất là nước uống. Nếu cần mang theo đồ ăn mà trẻ ưa thích. Thay vì kẹo nên mang các rau quả sấy khô.

4. Đồ dùng khác

  • Khăn lau , giấy lau không bao giờ thừa

  • Dao muỗng nĩa bằng nhựa an toàn cho trẻ hơn.

  • Đèn
ĐẾN NƠI Ở TẠM

Cần kiểm tra các nguyên tắc an toàn cho trẻ như dây điện, chỗ cắm điện, chỗ trơn trượt...

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT

  • Nên linh động, không nên bắt trẻ phải tuân thủ chế độ sinh hoạt như ở nhà. Dù sao cũng phải cho trẻ ngủ đủ, nhất là ngủ buổi tối mặc dù trẻ có thể không chịu ngủ ban ngày

  • Để tránh cháy da không ra nắng từ 10 giờ đến 15 giờ. Bôi kem chống nắng 15-30 phút trước khi ra nắng, sau đó bôi lại mỗi 2 giờ

  • Để tránh tiêu chảy không ăn uống các thứ nghi ngờ bị nhiễm trùng, nên ăn đồ mới nấu. Cẩn thận với những thực phẩm hòa trong nước hay tươi sống (nước ép trái cây, nước đá, sữa, sà lách…), bán hàng rong hay tiệc buffet
ĐI XE HAY MÁY BAY

  • Khi xe di chuyển trẻ luôn luôn phải ngồi ghế có quai an toàn. Cần có đồ che nắng cho trẻ. Nên cho ngừng xe sau vài giờ để duỗi cơ

  • Khi đi máy bay nên chọn ghế ngồi ở hàng đầu, có thể đem theo ghế hay xe đẩy. Cho trẻ bú hay ăn khi cất cánh và hạ cánh để giảm đau tai.

BS Phan Quý Nam