Khoảng Cách

Khoảng Cách Giữa Đời

Một buổi trưa mùa hạ nắng như thiêu đốt, một phụ nữ mù lòa bước đi chậm chạp trên đường mòn ở vùng ngoại ô thưa thớt dân cư. Tay không cầm gậy, bà rất quen thuộc với lối đi này. Bên vệ đường, có một cây to, bà rẽ vào đó, dường như để trốn cơn nắng hạ dưới bóng mát tàn cây phủ trên khoảng đất rộng. Có thể bà sẽ nghỉ trưa như mọi lần sau những buổi đi xin.

Bà đến gần gốc cây, sẽ dựa vào đó để tìm giấc ngủ yên lành. Bà sẽ cảm thấy hạnh phúc không thua gì mệnh phụ ngã lưng trên chiếc giường nệm êm ái. Bà đang mơ màng với hạnh phúc lớn lao nhất thì, bất ngờ, vấp phải vật gì, bà chao đảo, chưa kịp lấy lại thăng bằng thì nghe tràng âm thanh chua chát: ”Ai đó? Bộ đui mù rồi hay sao mà không thấy tui đang ngồi đây vậy? Thứ đồ gì mà sớn sác thế?”

Xin lỗi, xin lỗi! Tôi mù cô ạ! Tôi mù thật! Cho tôi xin lỗi! Xin lỗi cô! Bà hốt hoảng trả lời khi gượng đứng lên được.

Lời Trần Tình Của Người Sắp Thất Thập

Ta đổ rượu xuống dòng sông kiêu bạt
Gởi nổi buồn theo hiu quạnh phù vân
Áo Tư Mã đã phai ngày tóc bạc
Có hề chi thêm chút bụi phong trần!

Ta đổ rượu xuống niềm riêng quạnh quẽ
Gởi quê hương vầng nhật nguyệt phai tàn
Nơi non nước vẫn trông về bóng mẹ
Đất trích nầy hờ hững nợ trần gian

Ta đổ rượu xuống ngày xưa vang vọng
Chút công hầu còn lưu lạc long đong
Trang sách cũ khép xong thời ảo mộng
Thì mơ chi nghiên bút luận anh hùng!

Ta đổ rượu xuống vườn khuya cô tịch
Cũng đành thôi khi bỏ lại sông hồ
Đệ huynh ơi, hết rồi gươm cổ tích
Buổi thu tàn đem trăng dấu trong thơ.

Cung Trọng Bảo
Tháng 12/2013

Hai Phương Lặng Lẽ Vẫn Là Tri Âm

gởi bác Tư, Saigon

Khi ngồi ngó xuống bàn tay
Đường qua chỉ lại, mới hay mình già
Hồ trường thuở ấy cuồng ca
Nay thân gổ mục trầm kha cõi người

Nhớ ngày phố thị nổi trôi
Chén tôi, chén bác, chén bồi hồi ta
Bây giờ tôi bác ở xa
Hai phương lặng lẽ vẫn là tri âm

Thôi thì ta uống thinh không
Uống thời lãng đãng còn trong hồn mình
Thôi thì ta uống điêu-linh
Uống ngày cố cựu xuân xanh gọi về

Cung Nguyên Hải
Tháng 12, 2013

Cuồng Tửu, Thơ Đùa

Trong lần hội ngộ 09/2012 ở xứ Vạn Hồ của một số đồng hương La Khê,Cung Nguyên Hải, chủ nhân Vườn Hạnh Ngộ đã đành lòng không "rút kiếm." Hiện tượng nầy vô tình đã đưa đến một "cuồng tửu, thơ đùa" thật hồn nhiên, hồn nhiên như màu rượu trắng ở quê mình.

Phan Nhị Long gây sự:

Nếu một mai ở Vạn Hồ luận kiếm
Hạnh đại hiệp đủ sức tiến tới bờ không??
Colorado trên đỉnh Hoa Sơn, mãi chờ trông,
Virginia túy lúy, còn mong chi đường tới!

Cung Nguyên Hải:
Colorado chưa phải là đối thủ,
Một khi mà Hạnh đại hiệp ra chiêu!
Người Denver chỉ giỏi uống thuốc liều,
Kẻ đáng sợ, e rằng nơi Fairfax.

Phan Nhi Long:
Kiếm Fairfax luyện nhiều nhưng chưa sắc,
Thì mần răng chặt nổi kiếm Denver!
Hạnh đại hiệp chỉ còn đủ sức làm thơ,
Tiểu đệ sợ đại ca mắt mờ khi xuất chưởng...

Cung Nguyên Hải:
Đừng khích tướng, gặp nhau rồi sẽ biết
Chấp Vạn hồ "back up" với Denver
Tay cầm ly, tay cầm bút làm thơ
E chỉ sợ xứ Vạn Hồ thiếu rươu!

Phan Nhi Long:
Rượu như nước Vạn Hồ làm sao thiếu,
Chỉ e người sức yếu thấy mà say,
Sau cuộc cờ ai sẽ trắng hai tay
Tàn cuộc chiến biết ngay ai còn đứng!

Cung Nguyên Hải:
Nước Vạn Hồ không sâu bằng biển rộng,
Người Cali tát cạn dễ dàng thôi,
Chàng Nhị Long tiếc của, dạ bồi hồi,
Thôi chẳng dại, lần sau không mời nữa!

Phan Nhị Long:
Nước Vạn Hồ cho dù sâu hay cạn,
Xứ lạnh tình nồng, hào sảng lắm anh ơi
Rượu trà đã sẵn-sàng mời,
Say tình hội ngộ, quên đời lưu vong,

Chín mươi pounds, rượu vào sao đứng nổi,
Cali ơi, có chịu được gíó Vạn Hồ
Ngươì Denver thì chẳng ngán chi mô,
Vẫn đứng vững bên Vạn Hồ gió lộng ...

Ngày xưa anh thật anh hùng!
Bây giờ kiếm gãy, gươm cùn còn đâu
Anh qua quan ải đã lâu,
Bây giờ qua lại, biết đâu đường về!

CungNguyên Hải:
Chín mươi pounds là của người Fairfax,
Tại hạ nầy trăm bốn chục còn dư,
Tứ đệ ơi, xin đừng quá ưu tư
Gió Vạn Hồ chẳng làm chi ta nổi.
Ta cũng biết năm rồi ta có lỗi,
Đến Vạn Hồ mà chẳng rút kiếm ra
Thôi hẹn đến tháng 5 ở quê nhà
Đệ sẽ thấy những đường gươm "Hạnh Ngộ"
Đệ sẽ thấy gió "Rừng Phong" run sợ,
Đá Denver rồi cũng phải chau mày,
Kiếm chưa cùn như đệ tưởng lâu nay,
Gươm vẫn bén cho Nhị Long ngơ ngẩn.

Phan Nhị Long:
Chín mươi pounds, hay một trăm bốn chục
Huynh-đài nào cũng ngã gục mà thôi
Đá Denver dựng đứng giữa đất trời
Lần hội ngộ vừa rồi ai cũng biết
Tuổi tuy già nhưng vẫn còn tuấn kiệt,
Chiêu XO la liệt cả quần hung...

Đến Vạn Hồ, sao huynh đài không rút kiếm
Thì mần răng giữ được tiếng Kiều Phong
Thôi từ nay đóng cửa luyện công
Ngày hội ngộ mới mong tranh hung nổi.

Tháng 5 cố quận ngày về
Đại ca có giữ vẹn thề được không!
Bên Thanh đã có Lững kề
Huynh-đài lại có Tuyết Lê đi kèm,
Mắt hình viên đạn Nga nhìn,
Tam trà tứ tửu một mình đệ say,
Chao ôi, đệ sợ kiểu này...

Chưởng thơ, đỡ nặng không ngờ,
Có cầu Thanh đệ mà nhờ một tay,
Xa luân trận chiến cũng hay,
Nhưng non công lực có ngày hao quân.

Cung Nguyên Hải:
Không rút kiếm,bởi lòng ta muốn nhịn,
Một đôi lần cho Sư trưởng được vui,
Cho Denver bớt được chút bùi ngùi,
Vì chiến bại lâu nay không đếm xuể,
Đã đủ lễ, nên không còn vị nể
Chiêu XO ta chẳng ngán chút nào
Đế quê hương và nhứt tửu hồng mao,
Ba thứ ấy, Denver rồi ngủ sớm!

Xa luân chiến, đời ta không nghĩ tới
Bởi bao năm lăn lộn chốn giang hồ,
Vẫn một mình với đơn kiếm, chưởng thơ,
Làm gục ngã biết bao nhiêu hào kiệt.

Phan Nhi Long:
Sư trưởng ơi, làm sao tin được,
Xa nhau rồi, lên nước nói nhịn nhau
Khoe khoang bạch tửu, hồng mao,
Hạ uy sư trưởng, đệ nào tin đâu.
Cali danh trấn đã lâu,
Từ lần hội đó như bầu đứt dây
Cuộc cờ xe mã còn đâu! Làm sao phục chúng, danh đầu Cali
Huynh đài đừng gượng mà chi
Lỡ mà tẩu hỏa, chài chì mất luôn.

Cung Nguyên Hải:
Nhị Long hề! thôi cứ về biển rộng,
Đừng băn khoăn chi nữa chuyện Denver,
Hãy yên tâm mà trau chuốt hồn thơ,
Nàng Minh Hải đang chờ tô mắt phượng,
Tình của đệ, dành cho người sư trưởng
Khiến lòng huynh phải cảm động vô cùng
Thêm một lần nhường nhịn nữa cho xong!
Không rút kiếm làm vô chiêu hội ngộ.

Phan Nhị Long:
Thơ đùa, đâu chẳng bận lòng chi
Tìm trong tri kỷ, tình đầy rượu vơi
Miễn chiến bài, đã treo rồi
Đệ xin huynh xá, những lời lộng ngôn.
"Mua vui cũng được một vài trống canh"
Cung Nguyên Hải & Phan Nhị Long
Tháng 9/2013

Bốn Mươi Năm, Ngó Lại Cuộc Tình

Gởi Tuyết-Lê, kỷ niệm ngày cưới

Bốn mươi năm tưởng chừng như mới đó,
Mưa thu bay buổi hò hẹn Mai thôn,
Trời Thanh Đa in bóng xuống dòng sông,
Câu tình-ái trao em từ độ ấy.

Đường Duy Tân, nắng mưa chi cũng vậy
Giảng-đuờng ra, vội vã đến đón em,
Áo lụa vàng mơ, ôm thân nhỏ vai mềm,
Anh chợt thấy lòng mình như mười tám.

Cũng từ đó, từng đêm Trương Minh Giảng,
Dạy học khuya về vẫn ghé lại nhà em,
Ngồi bên nhau, hương nguyệt quế êm-đềm,
Chẳng nhớ chi giờ giới nghiêm còi hụ,

Mạ thấy vậy kêu anh về nhà ở,
Dẫu bấy giờ ta chỉ mới đính hôn,
"Deux cheveaux" em lái xuống sân truờng,
Chở đồ đạc, anh giã từ túc-xá.

Ngày đám cuới, Huế của mình mưa gió
Đường La Khê lụt lội đến nội thành,
Có tang Ôn, nên hôn lễ vội vàng,
Hai xe Jeep muợn chở đồ sính lễ.

Hợp hôn xong anh phải về tỉnh lẻ,
Sáng Long An, đêm ngủ trễ Sài gòn,
Thương em ngày hai buổi đón xe lam,
Thân vất vả khi mang bầu Mỹ Hạnh.

Gần ngày sanh, anh đổi về Quận sáu,
Cũng đỡ đần đôi chút để em vui,
Để cho em khỏi hờn tủi bùi ngùi,
Giờ đi biển không một mình vuợt cạn,

Đời tươi đẹp đang hồng lên vững mạnh,
Chiến chinh tàn, lịch sử bỗng sang trang,
Đường tương lai theo vận nuớc tan hàng,
Anh lao-1ý, em một mình ở lại.

Em ở lại, nổi buồn chung tê tái,
Thêm niềm riêng trỉu nặng gánh lo toan,
Có bầu Ty chỉ mới vừa năm tháng,
Mỹ Hạnh còn chưa đủ tuổi thôi nôi.

Chỉ mấy mùa trăng, anh đuợc về rồi,
Khi bè bạn phải vài ba năm nữa,
Lại có mặt bên em ngày nở nhụy,
Để nghe Ty cất tiếng khóc chào đời.

Thời biến động bao lao đao chìm nổi,
Những vui buồn lẫn lộn buổi hỗn mang,
Cuộc điêu linh đất đá cũng bàng hoàng,
Ta lỡ vận, xuôi giòng theo quốc nạn.

Mười lăm năm cũng qua như nắng hạn,
Bỏ quê huong đi lưu lạc xứ nguời,
Lại từ đầu khi tuổi quá bốn mươi,
Đời cơm áo tóc bạc dần xứ lạ.

Dòng sinh mệnh trôi qua thời nghiệt ngã
Hạnh và Ty nay đủ lớn khôn rồi
Học hành xong và gia thất cả đôi,
Thêm con trẻ, em trai và chị gái.

Em hưu trước, anh sau, coi cháu ngoại
Sáng tới chiều, bốn đứa quậy khỏi chê
Mệt thì mệt, cũng có lúc vui ghê
Nên cũng ráng thêm vài ba năm nữa

Ba năm nữa, hai thằng vào lớp một,
Vợ chồng mình thong thả ở vuờn sau,
Ta trồng thêm những cây bí cây bầu,
Cây muớp đắng cho dàn cao thêm kín.

Bốn mươi năm, ta ngó lại cuộc tình,
Tâm viên-mãn, tròn như trăng muời sáu,
Lúc bình yên cũng như hồi lận đận,
Nghĩa tào khang luôn trọn chữ đá vàng,
Tình vợ chồng mãi chí cốt sắt son,
Duyên tơ tóc vẫn như thời trai trẻ.

Bốn mươi năm, trãi lòng nhau chia xẻ,
Những bài thơ anh viết giữa đời thường,
Những bài thơ, tình mãi mãi còn vương,
Cô gái Huế, anh theo từ hội Huế.

Bốn mươi năm, bên nhau đời dâu bể,
Ở nơi này hay ở chốn quê xa,
Nếu sau này ta cùng đuợc đầu thai
Anh vẫn chọn em là nguời phối-ngẫu.

Cung Trọng Bảo
San Diego, 16 tháng 9 Quý Tị


Từ cậu bé chăn trâu thành ông chủ tập đoàn đa quốc gia

Buổi ra mắt quyển tự truyện "Gian truân chỉ là thử thách" của doanh nhân Hồ Văn Trung đã diễn ra thật xúc động, cùng với sự chia sẻ của những tấm gương vượt qua số phận như thầy Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai không tay Dương Quyết Thắng...


Doanh nhân Hồ Văn Trung ngân ngấn nước mắt khi nhớ lại khoảng thời gian đầy khó nhọc của mình

Trả Lại Mùa Thu

gởi Phạm Lê Kha

Tôi một mình đứng vẫy gọi mùa thu,
Mà đâu biết thu đang về với gió,
Đang trở lại trên màu hoa cúc nở,
Đang hững hờ lãnh đạm với trời mây!

Tôi một mình nói chuyện với rừng cây,
Mà đâu biết lá không còn ở đó,
Tôi đâu biết nắng thôi cười hớn hở,
Và trăng cao hiu quạnh bóng quê nhà!

Tôi một mình đứng hát điệu thu ca,
Mà đâu biết đường tơ chùng lạc điệu,
Câu thơ viết ngậm ngùi bên kia núi,
Buổi chiều rơi vang vọng tiếng sương mù.

Tôi một mình gởi trả bạn mùa thu,
Trời bên ấy chắc xanh màu ảo-diệu,
Con hói cũ có còn bèo xanh biếc?
Hay hoang-du hồng thủy lạc xa bờ?

Cung Nguyên Hải
tháng 9/ 2013

CHUYỆN MỘT BÀI CA DAO CỔ

"Đi chợ tính tiền" là một bài ca dao lục bát, đã được in làm bài Học thuộc lòng cho học sinh lớp "sơ đẳng" trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, năm 1948. Bài thơ kể chuyện một người phụ nữ đi chợ về, phải trình bày minh bạch, rõ ràng việc chi tiêu với chồng.

Ngày xưa khi học bài này thầy giáo chỉ nêu đại ý như rứa, đồng thời nêu bật tính đảm đang,khéo vén của người phụ nữ xưa... sau đó yêu cầu học sinh học thuộc. Thầy không giảng về bài toán ẩn trong bài thơ, có lẽ vì thời thế đã khác (Khoảng năm 1958, chưa được vào trường công lập, người viết học với Ông giáo... ở khoảng giữa cầu An Cựu và lăng Vạn Vạn, không biết có phải là thân sinh của nhà văn Hải Triều không?) đồng tiền cũng đã đổi thay, hoặc giải bài toán chắc chi những học trò nhỏ hiểu được.

Tha Thứ

Hân Nguyện

Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, người yêu con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?”

Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ.”

Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã học được tha thứ cho họ sư phụ ạ. Thật nhẹ cả người! Coi như xong!”

Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra thương yêu họ.”

Người đệ tử gải đầu: “Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương yêu họ thì… Thôi được, con sẽ làm”

Chiếc đồng hồ hoàn hảo

Truyện ngắn dưới đây được đăng trên trang http://www.truyenngan.com.vn, nhưng không để tên tác giả cũng như người dịch. Dù không tìm ra nguồn chính thức của truyện ngắn này, chúng tôi cũng đăng lại để chia sẻ một truyện ngắn thật hay với bạn đọc của La Khê Làng Tôi. Nếu bạn đọc nào biết nguồn chính thức của truyện này, xin cho chúng tôi biết để bổ sung. Cám ơn. KC

Đôi khi trong cuộc đời, họ cố tìm kiếm một cuộc sống có vẻ tuyệt vời và hoàn hảo, nhưng thực ra lại rất nặng nề và phiền toái. Nếu sự hoàn hảo trở thành một gánh nặng, bạn hãy đặt nó xuống để chọn lấy những bước chân nhẹ nhõm.

Chiếc-dương-cầm im lặng

Hoàng Ngọc Trâm


Trong một chuyến về nước thăm gia đình, lên căn gác gỗ nhỏ nhắn chứa đầy những đồ vật cũ kỹ, tôi đã tìm thấy một vật mà gần bốn mươi năm về trước nó được gọi là chiếc-dương-cầm của hai anh em chúng tôi — một vật mang nhiều kỷ niệm sâu sắc mà tôi không thể nào quên. Chiếc-dương-cầm của chúng tôi là một chiếc bàn bằng gỗ thô cũ kỹ, dài khoảng một thước, được anh em chúng tôi dùng làm bàn học từ đời anh cả truyền xuống cho đến đứa em nhỏ nhất. Ai trong gia đình học lớp cao nhất thì được ngồi học ở bàn này, và có lẽ mỗi anh em chúng tôi đã có những kỷ niệm khác nhau với nó. Giờ đây chiếc bàn này đã gần sáu mươi tuổi, mặt bàn trầy trụa, loang lổ nhiều vết mực, có nhiều chữ viết chồng lên nhau, có những hình vẽ ngoằn ngoèo và những đường kẻ hình dạng những “phím đàn” cũng mờ hẳn đi. Đặt những ngón tay của mình lên những “phím đàn”, tôi xúc động vô cùng, tưởng như còn nghe văng vẳng những khúc nhạc tôi yêu thích hồi còn nhỏ.

Những vỉa hè ở Buenos Aires

Julio Cortázar
(Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)

Thuở nhỏ bọn mình gọi nó là “vè hỉa”*
và nó ưa cái cách bọn mình yêu thích nó
Trên tấm lưng trần khốn khổ của nó bọn mình đã vẽ
biết bao nhiêu ô nhảy cò cò.

Lớn lên, kết thành bầy, nện gót giày,
bọn mình khệnh khạng bước quanh khu phố,
huýt sáo ầm ĩ khiến cô nàng tóc vàng
rời quầy hàng đến nhìn qua cửa sổ

Rồi một ngày tôi đã đi xa
nhưng không bao giờ tôi quên những vỉa hè ấy
Đây đó tôi vẫn cảm thấy chúng nằm trong đôi giày
như mặt đất quê nhà vẫn trung thành mơn trớn gót chân tôi.

Tác hại kinh hoàng của ma túy

Trúc Giang


1. Mở Bài

Xì ke ma túy là một tệ nạn xã hội, các quốc gia nổ lực phòng chống mà không diệt trừ được. Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy, có đến 4% dân số thường xuyên tiêu thụ ma túy, tức là 230 triệu người, trong đó 6 triệu người dùng cocaine, 5 triệu dùng á phiện, 30 triệu hút cần sa, 19 triệu người dùng các loại thuốc an thần…. Ngày 2-4-2012, tổng thống Barack Obama mở cuộc họp báo với tổng thống Mexico là Felipe Calderon và thủ tướng Canada, Stephen Harper tại Vườn Hồng Toà Bạch Ốc, sau Hội Nghị Thưởng Đỉnh Bắc Mỹ, để bàn về kinh tế và bạo động ma túy.

Tổng thống Obama tuyên bố: “Bạo động ma túy ở Mexico có thể gây tổn thương đến quan hệ giữa hai nước. HK có trách nhiệm làm giảm bớt nhu cầu ma túy và ngăn chận việc buôn lậu súng đạn qua Mexico”.

Tổng thống Mễ đáp trả: “Mexico không thể ngăn chặn bạo động, nếu HK không ngăn chặn được việc buôn lậu vũ khí qua Mexico”.

Hai bên đổ thừa cho nhau, nhưng thực ra, cả hai đều có liên hệ trực tiếp với nhau. Có cầu về ma túy của HK, thì có cung ma túy từ Mexico. Luật cung, cầu dựa trên lợi nhuận béo bở để tồn tại.

Tháng Tư Hoa Quỳnh Nở

Cung Nguyên Hải




Tháng tư hoa quỳnh nở,
Huynh đệ chẳng ai về
Thoáng chút buồn cổ độ
Nhạt nhòa nẻo sơn khê.

Tháng tư hoa quỳnh nở,
Bạn bè vẫn tới lui
Chia nhau từng trăn trở
Rượu rót với bùi ngùi.

Tháng tư ngồi nhớ núi,
Bảy mươi bạc hết đầu
Sao ta già quá vội
Có phải vì cơn đau.
Ta đau hình hài Mẹ
U-uẩn hồn phương Cha
Phân-vân tình nhân-thế
Lặng lẽ biệt quê nhà.

Lục Bát Mừng Đám Cưới Cháu

Tặng Bích và Cristina

Một ngày chú rể cô dâu
Trăm năm chồng vợ thắm câu ân tình
Một ngày choàng áo thụng xanh
Ngỡ ngàng duyên dáng khăn vành sóng đôi
Kiềng vàng e ấp mĩm cười
Trăm năm loan phụng kết đời Đông Tây
Thấy trong đầm ấm hôm nay
Vườn hồng hạnh phúc nở đầy sắc tươi
Thoáng trong hoành tráng xứ người
Êm đềm sóng lúa Đất Trời cố hương

Phạm Hiển

Anh Thư đang đọc bài thơ ông Hiển tặng chú Bích và cô Cristina


Luận văn ở đại học

Nguyễn Hưng Quốc

Lời tác giả:
Một trong những khó khăn lớn nhất của các sinh viên, Việt Nam cũng như ngoại quốc, khi bước chân vào đại học là phương pháp học tập vốn khác hẳn ở trung học. Riêng trong lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, những khó khăn ấy thể hiện rõ nhất là trong việc viết luận văn. Nhận ra điều ấy, một số trường đại học mở ra những môn học căn bản (Foundation unit) bắt buộc cho mọi sinh viên năm thứ nhất để các em được học tập và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, trong đó, có kỹ năng viết được một bài luận văn đúng với yêu cầu ở bậc đại học. Tuy nhiên, dù học như vậy, không ít sinh viên, đặc biệt, theo kinh nghiệm của tôi, các sinh viên du học từ Việt Nam cũng như nhiều nước Á châu khác, vẫn thấy rất khó khăn. Lý do là phần lớn, trước khi du học, ở trong nước, các em ít được dạy về cách thức nghiên cứu hay viết lách theo phong cách hàn lâm (academic). Gần đây, tôi nhận được khá nhiều email của bạn đọc, hầu hết là sinh viên ở các nơi, kể cả ở Việt Nam, yêu cầu viết về đề tài này. Tôi sẽ cố gắng viết một cách giản dị và gọn gàng, tuy nhiên, vì đề tài khá lớn nên tôi sẽ chia thành nhiều kỳ. Chúng sẽ được đăng xen kẽ với các bài có tính thời sự hơn. - NHQ

Thơ Cung Trọng Bảo qua nét thư họa của họa sĩ Vũ Hối

Vũ Hối

Bút hiệu: Hồng Khôi
• Sinh ngày 22-11-1932 tại Quảng Nam.
• Giải Khôi Nguyên Hội Họa Quốc Tế tại Hoa Kỳ, 1963.
• Có tên trong Tự Điển Văn Học thời Việt Nam Cộng Hòa.
• Sáng lập Trường Phái “Luân Vũ Họa” (Paintings in Motion) và Thư Họa (Handwriting Painting).
• Trong Vẻ Vang Dân Việt II (The Pride of The Vietnamese Edition II).
• Trong International Biographical Dictionary, London, Anh Quốc, ấn hành năm 1998.
• Được vinh danh về Sáng Tạo Nghệ Thuật trong Đại Hội Mỹ Thuật Thế Giới ở Atlanta, Hoa Kỳ (5-11-1994)
• Được Tổng Thống Tiệp Khắc Vacla Havel tiếp kiến và nhận tranh “The Dream of Peace” tại Dinh Tổng Thống (5-9-1995)
• Có tên trong Tự Điển Thi Ca Anh Việt Mỹ do Đại Học Đông Nam xuất bản năm 1998.

ĐÃ XUẤT BẢN:

Mùa Giao Cảm (1958)
Vần Thơ Mầu Trắng (La Poésie de Couleur Blanche), phiên dịch ra Pháp, Anh Văn.
Chiêm Bao Trở Giấc - Thơ (1997)
Nghìn Thương Đất Mẹ - Thơ & Thư Họa (1999)
Truyện Kiều Nguyễn Du Thư Họa (2003)

(Trích từ trang Cỏ Thơm - http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=273&Itemid=53)


Tin Bóng Đá Hương Vinh 2013

Tin và ảnh của Hồ Lê Hiếu

Từ ngày 23 tháng 3 năm 2013, giải bóng đá xã Hương Vinh khởi tranh. Giải có 8 đội bóng tham gia theo thể thức chia 2 bảng, loại trực tiếp lược đi lược về. Hòa trong không khí sôi nổi, đội bóng đá thôn La Khê với đội hình trẻ, khỏe, kỹ thuật cá nhân đã tham gia giải với tinh thần thể thao cao thượng và cống hiến. Trận đầu ra quân, đội bóng thôn La Khê thắng đội thôn Địa Linh tỷ số 2-1.

Dưới đây là một số hình ảnh ngày "ra quân":



Đôi Điều Về Một Người Bạn

Cung Nguyên Hải

Lời tác giả: Tôi may mắn được sinh ra từ một làng quê có những tấm lòng nhân hậu, những con người nghị lực, và những kẻ có lòng. Tuy họ không nhiều, nhưng đã tiếp nối nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác và đủ để đem đến cho làng quê một nét đẹp nhân bản và cho riêng tôi một tấm lòng ngưỡng mộ. Trong số này, có một người bạn cùng thời với tôi: Anh Phạm Hiển ...

Tôi và Phạm Hiển tuy ở cùng làng, cùng xóm, hai nhà cách nhau khoảng 100m, nhưng chúng tôi không quen thân với nhau nhiều mãi cho đến những năm từ 1995 về sau. Lý do là vì năm 1956, khi tôi theo cha mẹ từ Mang Cá về định cư lại ở làng quê thì tôi theo học lớp nhì (lớp 4 bây giờ) trường tiểu học Hương Trà vừa mới xây hoàn thành ở giữa hai làng Bao Vinh và Thế Lại Thượng ở cách nhà khoảng 2km, còn Phạm Hiển học lớp tư (lớp 2 bây giờ) ở trường tiểu học Hương Cần, chi nhánh đặt ngay tại trong làng La Khê. Năm 1959, Hiển đậu vào lớp Đệ Thất trường Hàm Nghi trong Thành Nội thì tôi đang học Đệ Ngũ cũng trường này và năm 1963 khi Hiển vào Đệ Tam trường Quốc Học thì tôi đang học năm cuối.

Hai đứa học trò có vẻ đuổi bắt như vậy, nên đã chỉ biết nhau, thỉnh thoảng gặp nhau đây đó, nhưng chơi và thân với nhau thì chưa. Năm 1965 tôi vào Sài Gòn học Đại Học Hành Chánh thì Hiển vẫn ở Huế theo học Trường Cán Sự Y Tế. Hai đứa đã vào đời theo hai hướng khác nhau. Cuối năm 1968, sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc, lập gia đình và yên ổn sinh sống tại thành phố Sài Gòn kể cả sau biến cố đổi đời 30/4/1975, cho đến mùa hạ 1990 được đi Mỹ. Còn Hiển long đong hơn nhiều. Hiển tốt nghiệp thủ khoa Cán Sự Y Tế năm 1967 để mở đầu cho một quãng đời đầy biến động, lắm đổi thay và gian khổ. Giữ chức vụ Trưởng Phòng Mổ Bệnh Viện Quảng Trị khoảng một năm, anh bị động viên khóa 2/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, sau đó phục vụ dưới màu áo Địa Phương Quân Tiểu Khu Quảng Trị cho đến 1971. Từ 1972 chuyển về làm Sĩ Quan Trơ Y tại Phú Bài, Huế. Là một học sinh xuất sắc của Hàm Nghi và Quốc Học trước đây, dù phải vào đời do hoàn cảnh, anh vẫn giữ được ý chí ham học, nghị lực vươn lên nên đến 1974 anh đã tốt nghiệp Tú Tài 2 và theo học tại Đại Học Văn Khoa Huế. Năm 1975 học tập cải tạo tại Đà Nẳng. Năm 1977 phải đi vùng kinh tế mới Darlac. Từ 1978 đến 1986 lại phiêu bạt về vùng biển mặn Rạch Giá, Kiên Giang. Thời gian từ 1987 đến 1990 sinh sống ở Buôn Mê Thuột và từ 1991 anh mới trở về định cư lâu dài ở quê ngoại La Khê.

“Xả”… stress !

BS Đỗ Hồng Ngọc

Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.

Stress là một phản ứng bảo vệ, khi cơ thể bị một mối đe dọa, mối nguy hiểm xảy đến cho nó. Người ta gọi nó là phản ứng (hay đáp ứng) “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (fight or flight response), nghĩa là trong tình huống đó, chỉ có hai cách để chọn lựa: chiến đấu để sinh tồn hoặc bỏ chạy để… sinh tồn!

Giữa Đời Thường Đọc Thơ Cung Trọng Bảo

Hoàng Xuân Sơn

Tôi đang có trong tay ấn bản đặc biệt thi phẩm Giữa Đời Thường của nhà thơ Cung Trọng Bảo. Dù thời gian gấp rút, dù chỉ là in tạm thời, tập thơ dưới sự chăm sóc của anh Cung Trọng Thanh, bào đệ của nhà thơ CTB, cũng đẹp trang trọng không thua gì một ấn phẩm đã phát hành thật sự.

Điều ngạc nhiên thích thú khám phá trước tiên là: ngoài việc tôi có được hân hạnh cùng quê Thừa Thiên với nhà thơ, tôi còn được vinh dự học chung dưới một mái trường trung học nổi tiếng của đất Thần Kinh, Trường Quốc Học Huế, với anh Bảo. Cũng có thể tạm gọi là đồng môn vì khoảng thời gian cùng học ở trường, lớp không cách biệt là bao.

Dù chỉ mới được đọc trước đôi bài thơ của CTB trong tập san xuân của Hội CSV/QGHC, những tưởng là khó hội nhập tức thời để nói lên đôi điều về thơ ca CTB, nhưng khi nhận được ấn bản đặc biệt thi phẩm Giữa Đời Thường từ tay anh Tôn Thất Lưu, cái đọc tiên khởi, tổng quan toàn bộ cuốn Giữa Đời Thường đã nói cho tôi biết tôi đã và đang được đọc một tập thơ hay. Nói theo ngôn ngữ thời thượng là tập thơ rất ẤN TƯỢNG, từ hình thức đến nội dung. Tôi đã có được những rung cảm đồng điệu tức thời khi thưởng thức được tình, ý từ những câu thơ đầy thi vị của dòng thơ CTB.

Đào Tuấn - Tội nghiệp cho chị vợ thằng hàng xóm

Đào Tuấn

To hơn, dài hơn, quái hơn. Đây không phải là khẩu hiệu olympic. Đây là khẩu hiệu của thẩm mĩ đương đại. Và nếu cần thêm những tính từ thuộc tính nữa thì phải là “khủng hơn”, “quái (dị) hơn”, “độc hơn”, có nghĩa là phải khác hơn. Và chữ hơn, là dành cho thiên hạ. Cụ thể hơn, ít nhất phải hơn thằng hàng xóm. Cho nó lác mắt.

Tết năm ngoái, trong một chương trình tư vấn trực tuyến trên radio, đã xảy ra một câu chuyện cười ra nước mắt khi một phụ nữ gọi điện khóc như mưa bão kể chuyện “anh xã”. Đại khái anh chàng “zdan chơi” này được thưởng tết 2 triệu đồng. Và ngay hôm lĩnh thưởng, khiêng ngay về một cây đào thế để “chơi tết”. Chỉ đáng nói, cây đào trị giá 1,8 triệu. Và sau khi mua về, được kê ngay cửa nhà “thằng hàng xóm, cho nó lác mắt ra”. “Em hỏi tiền tết đâu, anh í chỉ cây đào”- Lời chị vợ “Em nói thật là em chỉ muốn b…ă…m, v…ằ…m cái cây đào đó ra”.

Võ Phiến - Mùa xuân, con én

“Mùa xuân con én đưa thoi”
Nguyễn Du

Người ta vẫn có một cách chăm sóc các giống vật bằng... từ ngữ. Được chăm chút thì con heo còn là con lợn, trong loài có heo nái, heo nọc, heo lứa v.v...; con bò sinh ra con bê, con nghé v.v... Xa cách cuộc sống con người, như công như nai..., đâu có được hưởng nhiều từ ngữ đến thế.

Có chú ý đến mới có nhiều phân biệt, có phân biệt mới cần đặt ra nhiều tiếng gọi. Nếu sự thực quả có vậy thì con én ở ta đáng thương quá chừng: người Việt Nam không quan tâm đến nó chút nào.

Con sâu cái kiến đều có tên, nhưng con én không có tên gọi. Mãi đến khi tiếp xúc với dân tộc Trung Hoa, ta mới mượn của họ chữ yến mà gọi bừa đi.

Nguyễn Hưng Quốc - Báo Tết và Văn Hóa Tết

Nguyễn Hưng Quốc

Từ thập niên 1930, bắt đầu với sáng kiến của nhóm Tự Lực Văn Đoàn trên báo Phong Hoá, báo Tết đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong sinh hoạt mừng xuân của người Việt Nam. Bên cạnh những "thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ". Bên cạnh những "cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Bên cạnh? Không phải. So với các món Tết cổ truyền vừa kể, vị thế của báo Tết quan trọng hơn nhiều. Ngày nay, cây nêu, câu đối đỏ hay dưa hành chỉ còn là những kỷ niệm, có khi thật xa vời, hun hút nằm ngoài trí nhớ của nhiều người Việt Nam. Riêng pháo thì, từ nhiều năm rồi, bị cấm; và thịt mỡ thì dần dần, cùng với đà phát triển của kinh tế, không còn là một giá trị điển hình cho ngày Tết nữa. Trong khi đó báo Tết không những không suy giảm mà càng ngày càng phát triển, từ trong nước ra đến hải ngoại. Đâu đâu cũng có báo Tết. Báo chuyên nghiệp ra số Tết đã đành. Ngay cả các đặc san của các hội đoàn cũng chọn dịp Tết để ra báo như để cố góp vào cái rừng báo Tết vốn đã rậm rạp của người Việt bằng chút hương hoa địa phương.

Nguyễn Quang Lập - Chết dở tục quê

Nguyễn Quang Lập

Mình không sành cà phê, ngon dở không thành vấn đề, chỉ thích ngồi một mình không phải nói chuyện với ai, càng không gặp người quen càng tốt. Cho nên chung cư mình cũng có quán cà phê nhưng mình không thích ngồi ở đó, vẫn thường ra ngồi mấy quán vỉa hè, quán càng vắng càng thích. Sát ngay cổng phụ chung cư có cái quán cóc của hai mẹ con cái Thảo, một cái bạt rách bốn cái cọc tre là thành cái quán.

Chùm Thơ Tuệ Sỹ

Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.


KHUNG TRỜI CŨ

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rủ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn.


MỘT THOÁNG CHIÊM BAO

Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao

Minh Hạnh Đức - Phước và Họa

Quan niệm, nhận thức của con người về phước (phúc) và họa hay may và rủi, được và mất, lợi và hại rất chủ quan. Bản chất của phước, họa cũng như mọi điều khác trong thế giới sự vật, hiện tượng từ vật chất cho đến tinh thần đều là duyên sinh, không có thực thể, thực tướng.

Một người đi trễ chuyến xe, tự cho là mình rủi. Nhưng ngày hôm sau đọc báo, thấy chuyến xe mà mình đi hụt bị rơi xuống vực sâu. Bấy giờ người ấy không còn thấy sự trễ xe hôm trước là rủi nữa, trái lại còn cho đó là may, vì nhờ đi hụt mà còn sống sót.

Thấy một người đàn ông cưới được cô vợ vừa đẹp lại vừa giàu sang, ai cũng trầm trồ khen ngợi, ước ao, cho rằng anh ta có phước. Nhưng chẳng bao lâu người đàn ông nọ và vợ dắt nhau ra tòa ly dị vì cô vợ sinh lòng lang chạ và sa đọa trong ăn chơi trụy lạc. Khi ấy người ta lại tặc lưỡi bảo nhau: Anh này thật vô phước!