Cung Trọng Bảo - La Khê, Làng Tôi

(Cám ơn Phạm Hiển đã giúp một số tư liệu)

Nhà thơ Chế Lan Viên có hai câu thơ thật giản dị mà mãi đến bây giờ vẫn còn lay động lòng tôi:
          Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
          Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn!
Thật thế; bởi chỉ với một vùng đất xa lạ, làm địa điểm tạm dung cho cuộc đời mình ở một thành phố lớn miền Nam cũ vậy mà khi phải đi xa, nó đã làm tôi đau đớn vô cùng, huống hồ gì khi nếu mảnh đất đó lại là nơi chốn cưu mang hơi thuở đầu tiên của đời mình. Phải nói thật rằng, mãi đến mùa thu năm 1965, lần đầu tiên từ biệt làng quê đi học ở xa mà những lần trở lại sau đó mà chỉ là vài chuyến về thăm ngắn ngủi, vội vàng, tôi vẫn chưa thể định danh được một cách rõ ràng hay bắt gặp được cái bóng dáng tình cảm đích thực của mình đối với làng quê. Có thể vì làng quê đã quá gần gũi thân quen đến đổi tự nhiên như hơi thở của mình chăng? Có thể vì làng quê cứ ở mãi trong tầm mắt thơ dại và vòng tay non trẻ của mình nên chẳng thấy có gì trân quý chăng? Hay cũng có thể vì tuổi học trò hồn nhiên ngày ấy đã chưa thể bị thuyết phục bởi một hình ảnh cảm động trong cuốn quốc văn giáo khoa thư thuở nào- hình ảnh của một người sau khi đi du lịch nhiều nơi trở về đứng nói với bà con lối xóm rằng:” không nơi nào đẹp bằng quê hương cả”-Tôi chỉ biết rằng, sau này khi đã thực sự xa quê hương đằng đẳng, năm này qua năm khác; khi mở mắt ra không thấy ruộng đồng, không thấy lũy tre xanh, không thấy bóng mẹ già cặm cụi, tôi mới nhận thấy một sự thiếu vắng rất đổ đậm đà, rất đổi thiết tha trong tôi; nhất là bây giờ khi tuổi đời đã làm tóc tôi sương điểm, khi mà khoảng cách không gian giữa tôi và làng đã đến nửa vòng trái đất, thì làng quê đã thực sự trở thành một tâm hồn vĩ đại hiện hữu trong tâm hồn nhỏ bé và trăn trở của mình. Nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc, hạnh phúc thật sự bởi tôi đã may mắn hơn một số người khác vì tôi đã có một làng quê để sinh ra, một làng quê để nuôi lớn tuổi thơ của mình và một làng quê để nghĩ đến bây giờ. Tôi lại tin tưởng một cách giản dị rằng niềm hạnh phúc riêng tư đó có thể được nhân lên nếu nó được đem chia xẻ với người khác và cách để chia xẻ chân thành nhất mà tôi có thể làm được bây giờ là mời bạn bè ghé thăm La Khê, làng tôi, qua những hình ảnh hồi ức, những suy tưởng vàt tình cảm tản mạn viết bởi trái tim một đứa con phiêu bạt của làng.

Phan Tế Mỹ - Họ Phan ở La Khê

(Trích gia phả họ Phan)

Mọi người đều có tổ tiên, như cây có gốc, như nước có nguồn.

Từ ngày thủy tổ họ Phan đến con cháu hiện nay đã trãi qua bao nhiêu đời thì không ai biết rõ, nhưng theo tài liệu sưu tầm được từ nhiều nơi thì chúng ta chỉ biết được từ đời ngài Phan Hách trở về sau mà thôi nên chúng ta xem như ngài Phan Hách là vị Khởi tổ.

Thân Trọng Tuấn - Bột Gạo La Khê

(Cám ơn anh Lê Quang Bình đã cho nhiều tư liệu của họ Lê)

Làng La Khê thuộc huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên. Từ Kinh Thành ra hướng đông bắc, tức ra đồn Mang Cá Lớn, xong qua Bao Vinh, hướng về phía Bàu Đồn, qua ngả lang Thế Lại Thượng, Thế Lại Hạ, đi thêm khúc nữa là tới. Làng La Khê nằm dọc theo con hói nhỏ. Trong làng có mấy cái gò đất. Gò chính giữa làng dùng làm nơi xây lăng ông khai canh họ Lê.

Theo chuyện kể, thì khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa, có viên phó tướng họ Lê theo phò. Viên phó tướng họ Lê này thuộc dòng dõi vua Lê Lợi. Tông tộc từ khi theo vua dời đô ra Thăng Long, hệ phái của viên phó tướng này chọn làng La Khê thuộc tỉnh Hà Đông làm nơi định cư. Vào Nam, vì lập được nhiều công trạng nên được chúa Nguyễn phong đất thuộc vùng phía bắc sông Hương để lập thôn ấp, bèn lấy tên là La Khê để tường nhớ cố hương. Khi mất chôn ở đấy.

Tuổi trẻ La Khê đang theo học đại học/cao đẳng

A. Số sinh viên đang theo học đại học

Tên sinh viênNgành họcTrường ĐHNăm họcPhụ huynh
Nguyễn Thị Hoàng AnhĐa khoaĐHYD Huế4Nguyễn Văn Tương
Nguyễn Thị Diệu HươngĐa khoaĐHYD Huế4Nguyễn Văn Tú
Lương văn TuấnCông nghệ̣ thông tinĐHDL Phú Xuân Huế4Lương văn Cư
Trần Quang NhânXây dựngĐHGTVTHCM3Trần Quang Huyền
Hồ Văn HiệpKế toán tài chínhĐHKT Huế3Hồ Văn Hùng
Nguyễn TâmKế toán tài chínhĐHKT Huế3Nguyễn Tư
Nguyễn Kim NgânVăn hóa du lịchĐHVH Hà Nội
(chi nhánh Huế)
3Dương Thị Nghê
Nguyễn Thế HưngKiến trúcĐHDL Duy Tân Đà Nẵng3Nguyễn Quý
Phan Minh TuệKế toán tài chínhĐHQGHN
(Chi nhánh Huế)
3Phan Văn Minh
Cung Nguyễn Thái NgânTin họcĐHKH Huế2Cung Trọng Tiến
Hoàng Lệ YếnNông họcĐHNL Huế2Cháu bà Lép
Trần Quang HậuSinh họcĐHKHTN HCM1Trần Quang Huyền
Phan Minh HoàngSinh họcĐHKH Huế1Phan Minh Doanh
Phan Tiến HưngToánĐHKH Huế1Phan Văn Khai
Trần Quang HưngTài chính ngân hàngĐHKT HCM1Trần Quang Huyền
Phan Thị Bảo NhiVật lýĐHSP Huế1Phan Duyên
Lương Thị Thùy NhungKiến trúc công trìnhĐHKH Huế1Lương Văn Định
Lê Tấn Thanh ThịnhQuản trị kinh doanhĐHKT Huế1Lê Tấn Lộc
Trương Thị Huyền TrâmTiếng AnhĐHSP Huế1Trương Dũng
Nguyễn Thị Hoàn YếnToánĐHKH Huế1Nguyễn Văn Tương
Phan ngọc khánh LyNông lâmĐHNL Huế1Phan Tấn Anh
Cung Trọng Hoàng AnhTin họcĐHDL Phú Xuân Huế1Tôn Nữ Phương Oanh
Nguyễn Trọng Nguyên HoàngKế toánĐHDL Huế1Nguyễn Văn Côi
Phan Minh TríTin họcĐHQG HCM1Phan Văn Minh

Thư Ngỏ

Trải qua nhiều thế hệ, từ những lý do và hoàn cảnh khác nhau, cho đến hôm nay đã có rất nhiều con dân La khê phải rời xa làng quê để sinh sống rải rác khắp nơi trong nước cũng như hải ngoại. Quá trình thông tin, liên lạc với nhau, hay việc phổ biến sinh hoạt của làng thường đã chỉ có tính cách cục bộ qua hình thức cá nhân, gia đình hay từng nhóm nhỏ.  Vì thế việc hình thành trang web này nhằm mở ra một phương tiện truyền thông mới, mang tính phổ quát hơn, thường kỳ hơn, nhanh chóng và đầy đủ hơn. Trang web này cũng là một địa chỉ thân quen để người La khê hay thân hữu có cơ hội thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, tâm tình với nhau qua các hình thức sáng tác thơ văn, nhạc họa, nhiếp ảnh, .... Trang web cũng là nơi phổ biến các kiến thức và thông tin cụ thể, hữu ích, phù hợp với sinh thái và cần thiết cho hướng phát triển của làng. Ở một khía cạnh khác, trang web này xin được như một quán nhỏ bên đường, để thỉnh thoảng giữa một đời thường bận bịu, chúng ta lại dừng chân thăm hỏi, trò chuyện với nhau cho ấm áp thêm tình đồng hương, lân lý, cho gần lại với tình thân mà vì nợ áo cơm chúng ta khó có dịp được hội ngộ cùng nhau ở nơi này hay nơi khác.