Bốn Mươi Năm, Ngó Lại Cuộc Tình

Gởi Tuyết-Lê, kỷ niệm ngày cưới

Bốn mươi năm tưởng chừng như mới đó,
Mưa thu bay buổi hò hẹn Mai thôn,
Trời Thanh Đa in bóng xuống dòng sông,
Câu tình-ái trao em từ độ ấy.

Đường Duy Tân, nắng mưa chi cũng vậy
Giảng-đuờng ra, vội vã đến đón em,
Áo lụa vàng mơ, ôm thân nhỏ vai mềm,
Anh chợt thấy lòng mình như mười tám.

Cũng từ đó, từng đêm Trương Minh Giảng,
Dạy học khuya về vẫn ghé lại nhà em,
Ngồi bên nhau, hương nguyệt quế êm-đềm,
Chẳng nhớ chi giờ giới nghiêm còi hụ,

Mạ thấy vậy kêu anh về nhà ở,
Dẫu bấy giờ ta chỉ mới đính hôn,
"Deux cheveaux" em lái xuống sân truờng,
Chở đồ đạc, anh giã từ túc-xá.

Ngày đám cuới, Huế của mình mưa gió
Đường La Khê lụt lội đến nội thành,
Có tang Ôn, nên hôn lễ vội vàng,
Hai xe Jeep muợn chở đồ sính lễ.

Hợp hôn xong anh phải về tỉnh lẻ,
Sáng Long An, đêm ngủ trễ Sài gòn,
Thương em ngày hai buổi đón xe lam,
Thân vất vả khi mang bầu Mỹ Hạnh.

Gần ngày sanh, anh đổi về Quận sáu,
Cũng đỡ đần đôi chút để em vui,
Để cho em khỏi hờn tủi bùi ngùi,
Giờ đi biển không một mình vuợt cạn,

Đời tươi đẹp đang hồng lên vững mạnh,
Chiến chinh tàn, lịch sử bỗng sang trang,
Đường tương lai theo vận nuớc tan hàng,
Anh lao-1ý, em một mình ở lại.

Em ở lại, nổi buồn chung tê tái,
Thêm niềm riêng trỉu nặng gánh lo toan,
Có bầu Ty chỉ mới vừa năm tháng,
Mỹ Hạnh còn chưa đủ tuổi thôi nôi.

Chỉ mấy mùa trăng, anh đuợc về rồi,
Khi bè bạn phải vài ba năm nữa,
Lại có mặt bên em ngày nở nhụy,
Để nghe Ty cất tiếng khóc chào đời.

Thời biến động bao lao đao chìm nổi,
Những vui buồn lẫn lộn buổi hỗn mang,
Cuộc điêu linh đất đá cũng bàng hoàng,
Ta lỡ vận, xuôi giòng theo quốc nạn.

Mười lăm năm cũng qua như nắng hạn,
Bỏ quê huong đi lưu lạc xứ nguời,
Lại từ đầu khi tuổi quá bốn mươi,
Đời cơm áo tóc bạc dần xứ lạ.

Dòng sinh mệnh trôi qua thời nghiệt ngã
Hạnh và Ty nay đủ lớn khôn rồi
Học hành xong và gia thất cả đôi,
Thêm con trẻ, em trai và chị gái.

Em hưu trước, anh sau, coi cháu ngoại
Sáng tới chiều, bốn đứa quậy khỏi chê
Mệt thì mệt, cũng có lúc vui ghê
Nên cũng ráng thêm vài ba năm nữa

Ba năm nữa, hai thằng vào lớp một,
Vợ chồng mình thong thả ở vuờn sau,
Ta trồng thêm những cây bí cây bầu,
Cây muớp đắng cho dàn cao thêm kín.

Bốn mươi năm, ta ngó lại cuộc tình,
Tâm viên-mãn, tròn như trăng muời sáu,
Lúc bình yên cũng như hồi lận đận,
Nghĩa tào khang luôn trọn chữ đá vàng,
Tình vợ chồng mãi chí cốt sắt son,
Duyên tơ tóc vẫn như thời trai trẻ.

Bốn mươi năm, trãi lòng nhau chia xẻ,
Những bài thơ anh viết giữa đời thường,
Những bài thơ, tình mãi mãi còn vương,
Cô gái Huế, anh theo từ hội Huế.

Bốn mươi năm, bên nhau đời dâu bể,
Ở nơi này hay ở chốn quê xa,
Nếu sau này ta cùng đuợc đầu thai
Anh vẫn chọn em là nguời phối-ngẫu.

Cung Trọng Bảo
San Diego, 16 tháng 9 Quý Tị


Từ cậu bé chăn trâu thành ông chủ tập đoàn đa quốc gia

Buổi ra mắt quyển tự truyện "Gian truân chỉ là thử thách" của doanh nhân Hồ Văn Trung đã diễn ra thật xúc động, cùng với sự chia sẻ của những tấm gương vượt qua số phận như thầy Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai không tay Dương Quyết Thắng...


Doanh nhân Hồ Văn Trung ngân ngấn nước mắt khi nhớ lại khoảng thời gian đầy khó nhọc của mình

Trả Lại Mùa Thu

gởi Phạm Lê Kha

Tôi một mình đứng vẫy gọi mùa thu,
Mà đâu biết thu đang về với gió,
Đang trở lại trên màu hoa cúc nở,
Đang hững hờ lãnh đạm với trời mây!

Tôi một mình nói chuyện với rừng cây,
Mà đâu biết lá không còn ở đó,
Tôi đâu biết nắng thôi cười hớn hở,
Và trăng cao hiu quạnh bóng quê nhà!

Tôi một mình đứng hát điệu thu ca,
Mà đâu biết đường tơ chùng lạc điệu,
Câu thơ viết ngậm ngùi bên kia núi,
Buổi chiều rơi vang vọng tiếng sương mù.

Tôi một mình gởi trả bạn mùa thu,
Trời bên ấy chắc xanh màu ảo-diệu,
Con hói cũ có còn bèo xanh biếc?
Hay hoang-du hồng thủy lạc xa bờ?

Cung Nguyên Hải
tháng 9/ 2013

CHUYỆN MỘT BÀI CA DAO CỔ

"Đi chợ tính tiền" là một bài ca dao lục bát, đã được in làm bài Học thuộc lòng cho học sinh lớp "sơ đẳng" trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, năm 1948. Bài thơ kể chuyện một người phụ nữ đi chợ về, phải trình bày minh bạch, rõ ràng việc chi tiêu với chồng.

Ngày xưa khi học bài này thầy giáo chỉ nêu đại ý như rứa, đồng thời nêu bật tính đảm đang,khéo vén của người phụ nữ xưa... sau đó yêu cầu học sinh học thuộc. Thầy không giảng về bài toán ẩn trong bài thơ, có lẽ vì thời thế đã khác (Khoảng năm 1958, chưa được vào trường công lập, người viết học với Ông giáo... ở khoảng giữa cầu An Cựu và lăng Vạn Vạn, không biết có phải là thân sinh của nhà văn Hải Triều không?) đồng tiền cũng đã đổi thay, hoặc giải bài toán chắc chi những học trò nhỏ hiểu được.