Những vỉa hè ở Buenos Aires

Julio Cortázar
(Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)

Thuở nhỏ bọn mình gọi nó là “vè hỉa”*
và nó ưa cái cách bọn mình yêu thích nó
Trên tấm lưng trần khốn khổ của nó bọn mình đã vẽ
biết bao nhiêu ô nhảy cò cò.

Lớn lên, kết thành bầy, nện gót giày,
bọn mình khệnh khạng bước quanh khu phố,
huýt sáo ầm ĩ khiến cô nàng tóc vàng
rời quầy hàng đến nhìn qua cửa sổ

Rồi một ngày tôi đã đi xa
nhưng không bao giờ tôi quên những vỉa hè ấy
Đây đó tôi vẫn cảm thấy chúng nằm trong đôi giày
như mặt đất quê nhà vẫn trung thành mơn trớn gót chân tôi.

Tác hại kinh hoàng của ma túy

Trúc Giang


1. Mở Bài

Xì ke ma túy là một tệ nạn xã hội, các quốc gia nổ lực phòng chống mà không diệt trừ được. Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy, có đến 4% dân số thường xuyên tiêu thụ ma túy, tức là 230 triệu người, trong đó 6 triệu người dùng cocaine, 5 triệu dùng á phiện, 30 triệu hút cần sa, 19 triệu người dùng các loại thuốc an thần…. Ngày 2-4-2012, tổng thống Barack Obama mở cuộc họp báo với tổng thống Mexico là Felipe Calderon và thủ tướng Canada, Stephen Harper tại Vườn Hồng Toà Bạch Ốc, sau Hội Nghị Thưởng Đỉnh Bắc Mỹ, để bàn về kinh tế và bạo động ma túy.

Tổng thống Obama tuyên bố: “Bạo động ma túy ở Mexico có thể gây tổn thương đến quan hệ giữa hai nước. HK có trách nhiệm làm giảm bớt nhu cầu ma túy và ngăn chận việc buôn lậu súng đạn qua Mexico”.

Tổng thống Mễ đáp trả: “Mexico không thể ngăn chặn bạo động, nếu HK không ngăn chặn được việc buôn lậu vũ khí qua Mexico”.

Hai bên đổ thừa cho nhau, nhưng thực ra, cả hai đều có liên hệ trực tiếp với nhau. Có cầu về ma túy của HK, thì có cung ma túy từ Mexico. Luật cung, cầu dựa trên lợi nhuận béo bở để tồn tại.

Tháng Tư Hoa Quỳnh Nở

Cung Nguyên Hải




Tháng tư hoa quỳnh nở,
Huynh đệ chẳng ai về
Thoáng chút buồn cổ độ
Nhạt nhòa nẻo sơn khê.

Tháng tư hoa quỳnh nở,
Bạn bè vẫn tới lui
Chia nhau từng trăn trở
Rượu rót với bùi ngùi.

Tháng tư ngồi nhớ núi,
Bảy mươi bạc hết đầu
Sao ta già quá vội
Có phải vì cơn đau.
Ta đau hình hài Mẹ
U-uẩn hồn phương Cha
Phân-vân tình nhân-thế
Lặng lẽ biệt quê nhà.

Lục Bát Mừng Đám Cưới Cháu

Tặng Bích và Cristina

Một ngày chú rể cô dâu
Trăm năm chồng vợ thắm câu ân tình
Một ngày choàng áo thụng xanh
Ngỡ ngàng duyên dáng khăn vành sóng đôi
Kiềng vàng e ấp mĩm cười
Trăm năm loan phụng kết đời Đông Tây
Thấy trong đầm ấm hôm nay
Vườn hồng hạnh phúc nở đầy sắc tươi
Thoáng trong hoành tráng xứ người
Êm đềm sóng lúa Đất Trời cố hương

Phạm Hiển

Anh Thư đang đọc bài thơ ông Hiển tặng chú Bích và cô Cristina


Luận văn ở đại học

Nguyễn Hưng Quốc

Lời tác giả:
Một trong những khó khăn lớn nhất của các sinh viên, Việt Nam cũng như ngoại quốc, khi bước chân vào đại học là phương pháp học tập vốn khác hẳn ở trung học. Riêng trong lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, những khó khăn ấy thể hiện rõ nhất là trong việc viết luận văn. Nhận ra điều ấy, một số trường đại học mở ra những môn học căn bản (Foundation unit) bắt buộc cho mọi sinh viên năm thứ nhất để các em được học tập và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, trong đó, có kỹ năng viết được một bài luận văn đúng với yêu cầu ở bậc đại học. Tuy nhiên, dù học như vậy, không ít sinh viên, đặc biệt, theo kinh nghiệm của tôi, các sinh viên du học từ Việt Nam cũng như nhiều nước Á châu khác, vẫn thấy rất khó khăn. Lý do là phần lớn, trước khi du học, ở trong nước, các em ít được dạy về cách thức nghiên cứu hay viết lách theo phong cách hàn lâm (academic). Gần đây, tôi nhận được khá nhiều email của bạn đọc, hầu hết là sinh viên ở các nơi, kể cả ở Việt Nam, yêu cầu viết về đề tài này. Tôi sẽ cố gắng viết một cách giản dị và gọn gàng, tuy nhiên, vì đề tài khá lớn nên tôi sẽ chia thành nhiều kỳ. Chúng sẽ được đăng xen kẽ với các bài có tính thời sự hơn. - NHQ