Giữa Đời Thường Đọc Thơ Cung Trọng Bảo

Hoàng Xuân Sơn

Tôi đang có trong tay ấn bản đặc biệt thi phẩm Giữa Đời Thường của nhà thơ Cung Trọng Bảo. Dù thời gian gấp rút, dù chỉ là in tạm thời, tập thơ dưới sự chăm sóc của anh Cung Trọng Thanh, bào đệ của nhà thơ CTB, cũng đẹp trang trọng không thua gì một ấn phẩm đã phát hành thật sự.

Điều ngạc nhiên thích thú khám phá trước tiên là: ngoài việc tôi có được hân hạnh cùng quê Thừa Thiên với nhà thơ, tôi còn được vinh dự học chung dưới một mái trường trung học nổi tiếng của đất Thần Kinh, Trường Quốc Học Huế, với anh Bảo. Cũng có thể tạm gọi là đồng môn vì khoảng thời gian cùng học ở trường, lớp không cách biệt là bao.

Dù chỉ mới được đọc trước đôi bài thơ của CTB trong tập san xuân của Hội CSV/QGHC, những tưởng là khó hội nhập tức thời để nói lên đôi điều về thơ ca CTB, nhưng khi nhận được ấn bản đặc biệt thi phẩm Giữa Đời Thường từ tay anh Tôn Thất Lưu, cái đọc tiên khởi, tổng quan toàn bộ cuốn Giữa Đời Thường đã nói cho tôi biết tôi đã và đang được đọc một tập thơ hay. Nói theo ngôn ngữ thời thượng là tập thơ rất ẤN TƯỢNG, từ hình thức đến nội dung. Tôi đã có được những rung cảm đồng điệu tức thời khi thưởng thức được tình, ý từ những câu thơ đầy thi vị của dòng thơ CTB.

Đào Tuấn - Tội nghiệp cho chị vợ thằng hàng xóm

Đào Tuấn

To hơn, dài hơn, quái hơn. Đây không phải là khẩu hiệu olympic. Đây là khẩu hiệu của thẩm mĩ đương đại. Và nếu cần thêm những tính từ thuộc tính nữa thì phải là “khủng hơn”, “quái (dị) hơn”, “độc hơn”, có nghĩa là phải khác hơn. Và chữ hơn, là dành cho thiên hạ. Cụ thể hơn, ít nhất phải hơn thằng hàng xóm. Cho nó lác mắt.

Tết năm ngoái, trong một chương trình tư vấn trực tuyến trên radio, đã xảy ra một câu chuyện cười ra nước mắt khi một phụ nữ gọi điện khóc như mưa bão kể chuyện “anh xã”. Đại khái anh chàng “zdan chơi” này được thưởng tết 2 triệu đồng. Và ngay hôm lĩnh thưởng, khiêng ngay về một cây đào thế để “chơi tết”. Chỉ đáng nói, cây đào trị giá 1,8 triệu. Và sau khi mua về, được kê ngay cửa nhà “thằng hàng xóm, cho nó lác mắt ra”. “Em hỏi tiền tết đâu, anh í chỉ cây đào”- Lời chị vợ “Em nói thật là em chỉ muốn b…ă…m, v…ằ…m cái cây đào đó ra”.

Võ Phiến - Mùa xuân, con én

“Mùa xuân con én đưa thoi”
Nguyễn Du

Người ta vẫn có một cách chăm sóc các giống vật bằng... từ ngữ. Được chăm chút thì con heo còn là con lợn, trong loài có heo nái, heo nọc, heo lứa v.v...; con bò sinh ra con bê, con nghé v.v... Xa cách cuộc sống con người, như công như nai..., đâu có được hưởng nhiều từ ngữ đến thế.

Có chú ý đến mới có nhiều phân biệt, có phân biệt mới cần đặt ra nhiều tiếng gọi. Nếu sự thực quả có vậy thì con én ở ta đáng thương quá chừng: người Việt Nam không quan tâm đến nó chút nào.

Con sâu cái kiến đều có tên, nhưng con én không có tên gọi. Mãi đến khi tiếp xúc với dân tộc Trung Hoa, ta mới mượn của họ chữ yến mà gọi bừa đi.

Nguyễn Hưng Quốc - Báo Tết và Văn Hóa Tết

Nguyễn Hưng Quốc

Từ thập niên 1930, bắt đầu với sáng kiến của nhóm Tự Lực Văn Đoàn trên báo Phong Hoá, báo Tết đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong sinh hoạt mừng xuân của người Việt Nam. Bên cạnh những "thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ". Bên cạnh những "cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Bên cạnh? Không phải. So với các món Tết cổ truyền vừa kể, vị thế của báo Tết quan trọng hơn nhiều. Ngày nay, cây nêu, câu đối đỏ hay dưa hành chỉ còn là những kỷ niệm, có khi thật xa vời, hun hút nằm ngoài trí nhớ của nhiều người Việt Nam. Riêng pháo thì, từ nhiều năm rồi, bị cấm; và thịt mỡ thì dần dần, cùng với đà phát triển của kinh tế, không còn là một giá trị điển hình cho ngày Tết nữa. Trong khi đó báo Tết không những không suy giảm mà càng ngày càng phát triển, từ trong nước ra đến hải ngoại. Đâu đâu cũng có báo Tết. Báo chuyên nghiệp ra số Tết đã đành. Ngay cả các đặc san của các hội đoàn cũng chọn dịp Tết để ra báo như để cố góp vào cái rừng báo Tết vốn đã rậm rạp của người Việt bằng chút hương hoa địa phương.