BS Phan Quý Nam - Tương Tác Thuốc và Rượu

Việc có thể mua thuốc dễ dàng tại tiệm thuốc Tây, không mấy để ý đến những khuyến cáo ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc những ngộ nhận do tự suy diễn có thể làm cho dân chúng không ý thức được những nguy cơ của việc uống thuốc, nhất là khi kết hợp với rượu.



Cơ chế tương tác rượu và thuốc 

Tương tác thuốc và rượu thay đổi tùy theo thời gian tiêu thụ rượu và sử dụng thuốc. Có hai loại tương tác:

  • Tương tác dược động học: rượu ảnh hưởng lên sự chuyển hóa bình thường của thuốc  
    • Sự bất hoạt và bài xuất của thuốc bị trì hoãn vì những thuốc này phải cạnh tranh với rượu để được chuyển hóa bởi cytochrome P450.
    • Chuyển háo thuốc tăng lên vì rượu hoạt háo các cytochrome chuyển hóa thuốc.
  • Tương tác dược lực học: sự tương tác này xảy ra chủ yếu tại hệ thần kinh trung ương vơi rượu làm thay đổi tác dụng của thuốc mà không làm thay đổi nồng độ của thuốc. Với một số thuốc , thí dụ barbiturate và beodiazepine rượ tác dụng lên cùng các phân tử bên trong hay ở bề mặt tế bào với thuốc. với nhữn gthuoosc khác như thuốc kháng histamine và thuốc chống trầm cảm rượu làm tăng tác dụng an thần của các thuốc này nhưng bằng cơ chế khác với những thuốc này.
Tương tác rượu và thuốc chuyên biệt
  • Kháng sinh
    • Erythromycin có thể làm tăng sự hấp thu rượu (và do đó làm tăng nồng độ rượu trong máu) bằng cách làm tăng sự co bóp của dạ dày để dứ rượu xuông ruột nhanh hơn.
    • Ngươi uống thuốc kháng lao isoniazid không nên uống rượu vì isoniazid có thể làm tổn thương gan, tác dụng này càng tăng thêm nếu uống rượu hàng ngày.
  • Thuốc chống trầm cảm
    • Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline, doxepin, maprotiline, trimipramine) qua sự tương tác dược động học. Thí dụ rượu làm giảm chuyển hóa thuốc lần đầu tại gan, làm tăng nồng độ thuốc trong máu nên có thể gây co giật và rối loạn nhịp tim.
    • Thuốc ức chế sự lấy lại serotonin (fluvoxamine, fluoxetine, paroxetine, sertraline) không tương tác với rượu một cách đáng kể nên có thẻ dùng an toàn khi uống rượu.
    • Thuốc ức chế MAO (phenelzine, tranylcypromine) có thể làm tăng huyết áp rất cao nếu được dùng chung với tyramine có trong rượu vang.
    • Tác dụng an thần của các thuốc chống trầm cảm atypical như nefazodone và trazodone) có thể tăng khi uống rượu.
  • Thuốc kháng histamine
    • Thuốc kháng histamine gây buồn ngủ: rượu làm tăng thêm tác dụng buồn ngủ
    • Thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ (certrizine, loratadine): rượu làm tăng tác dụng gây hạ áp và nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi.
  • Barbiturate
    • Rượu làm tăng tác dụng gây buồn ngủ của Phenobarbital và làm chậm chuyển hóa thuốc tại gan nên làm tăng nồng độ thuốc trong máu.
  • Benzodiazepine

    • Rượu làm tăng tác dụng an thần của benzodiazepine. Nên lưu ý là barbiturate, benzodiazepine và rượu đều làm giảm trí nhớ. 
  • Thuốc kháng thụ thể H2

    • Thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine, ranitidine, nizatidine, famotidine) là giảm hoạt động của men chuyển hóa rượu trong dạ dày (alcohol dehydrogenase). Cimetidine còn làm tăng sự co bóp của dạ dày. Uống rượu chung với cimetidine có thể làm tăng nồng độ trong máu. Famotidine không tương tác với rượu.
  • Thuốc giãn cơ

    • Thuốc giãn cơ (carisoprodol, cyclobenzaprine, baclofen) khi dùng chugn với rượu có thể gây phản ứng narcotic bao gồm yếu, nặng đầu, bứt rứt, hưng phấn và lú lẫn.
  • Thuốc giảm đau không gây buồn ngủ (non-narcotic) và thuốc kháng viêm

    • Thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen, indomethacin, diclofenac) làm tăng nguy cơ loét và xuất huyết tiêu hóa ở người lớn tuổi. Rượu làm tăng nguy cơ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
    • Aspirin làm tăng nồng độ rượu trong máu , có lẽ do ức chế chuyển hóa rượu lần đầu tại gan.
    • Sự chuyển hóa acetaminophen bởi men CYP2E1 dẫn đến sự thành lập một sản phẩm độc cho tế bào gan. Lưu ý là thuốc ho, cảm, cúm có thể chứa aspirin, acetaminophen hay ibuprofen, tất cả đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng khi kết hợp với rượu.
  • Thuốc á phiện

    • Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc á phiện. Dùng thuốc á phiện và rượu quá liều có thẻ gây tử vong do ức chế phản xạ ho và chức ăng hô hấp. Một số thuốc á phiện (codein, prpopoxyphene, oxycodone) thường được bào chế dưới dạng kết hợp với acetaminophen. Chúng có thể đặc biệt có hại khi kết hợp với rượu.
  • Warfarin

    • Tác dụng chống đông của warfarin tăng lên cấp tính khi uống rượu, dẫn đến nguy cơ xuất huyết. Tuy nhiên khi uống rượu mạnh tính rượu hoạt hóa cytochrome P450 nên làm tăng chuyển hóa warfarin nên cần liều warfarin cao hơn để đạt đến tác dụng chống đông mong muốn.
  • Những thuốc có chứa rượu

    • Một số thuốc có thể chứa rượu với lượng đáng kể, đặc biệt là thuốc ho và thuốc súc miệng có hàm lượng rượu cao nhất. Phải thận trọng khi dùng cho trẻ em.
  • Dược thảo

    • Những dược thảo giúp ngủ ngon tuy là được xem là “thiên nhiên” nhưng vẫn phải thận trọng khi dùng chung với rượu.

BS Phan Quý Nam - BS Nguyễn Xuân Cẩm Huyên