Nguyễn Thế Hưng - Tranh Thư Pháp

Tranh thư pháp là một hình thức nghệ thuật tao nhã. Việc đặt tranh thư pháp trong căn nhà, phòng làm việc không những làm vật trang trí mỹ thuật mà còn bao hàm được ý nghĩa rất sâu xa. Thư pháp là thông điệp mà bạn muốn chia sẻ, tâm sự với mọi người, răn dạy con cái.

Ngày xưa ông bà ta thường xin chữ để thờ. Điều này cho thấy được sự trân trọng đến ngần nào của người xưa về chữ và lễ. Những điều bạn răn dạy bảo ban con cái, trong những lúc quá sa đà, chúng có thể quên nhưng khi chúng về đến nhà, khi chúng nhìn thấy những điều bạn khuyên bảo vẫn cứ hiển hiện ngay trước mặt chúng. Những đứa con yêu của bạn sẽ suy nghĩ lại những điều nó vừa làm. Chúng sẽ thức tỉnh. Đó là một cách giáo dục tốt phải không bạn?



Bên cạnh đó, tranh thư pháp giúp chủ nhân thể hiện trình độ mình và đó chính là sự chia sẻ quan niệm sống của họ. Hẵn các vị khách sẽ có những đánh giá của họ về bạn, về gia đình bạn dù họ không nói ra.

Bạn có phút giây thư giãn, chiêm nghiệm về cuộc sống, lời người xưa thể hiện trong bức thư pháp sẽ giúp bạn suy về những gì bạn đã làm đựơc, chưa làm được. Nó là “Minh Tâm Bửu Giám – Gươm báu răn mình” của bạn.
Cái chữ – thể hiện cái Tâm.

Ông cha ta thường nói xem (đọc) văn hiểu được tính cách con người. Điều này quả không sai …

Bạn muốn khuyên răn con cái bạn phải hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận với anh chị. Một bức tranh thư pháp với những lời khuyên của người xưa, danh nhân, ý thơ sống đẹp sẽ bao hàm được tất cả những điều mà bạn muốn con bạn hiểu. Trong một lúc rảnh rỗi, hay lúc bạn cần thư giãn, bạn hãy quan tâm đến con cái của mình. Bạn cùng đứa con ngồi tâm sự chia sẻ. Bạn vừa đọc vừa chỉ tay theo những dòng chữ trên bức tranh thư pháp. Và sau đó, bạn bắt đầu giải thích cho đứa con yêu dấu của bạn về đạo làm người, nghệ thuật sống. Điều này rất dễ đi vào tâm hồn con trẻ. Đây là cách hiệu quả và thú vị phải không bạn?

Nguyễn Thế Hưng